Tiếp nối bộ phim được đề cử Oscar - Captain Phillips của Tom Hanks, 12 Years A Slave với 9 đề cử Oscar cũng bị "tố" làm sai sự thật.
![]() Bộ phim 12 Years A Slave với câu chuyện và bối cảnh phim ở thế kỷ 19 nói về một người đàn ông - William Prince Ford sống trong xã hội thương lưu ở miền Nam nước Mỹ. Ông chủ đồn điền ở bang Louisiana được khắc họa trong bộ phim với hình ảnh của một "con quỷ dữ" với cây roi da tra tấn nô lệ. Bộ phim dựa trên cuốn tự truyện của một nô lệ da đen tên Solomon Northup. Câu chuyện tường thuật lại cuộc hành trình từ khi Solomo bị bắt cóc vào năm 1841 và được bán làm nô lệ trong những đồn điền tại miền Nam nước Mỹ. Đây được coi là một trong những tác phẩm mô tả chân thực nhất thời kỳ chế độ nô lệ tàn bạo của nước Mỹ những năm thuộc thế kỷ 19. Ngay khi chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh, với tài năng diễn xuất của 2 diễn viên Benedict Cumberbatch trong vai ông chủ William Prince Ford và Chiwetel Ejifor trong vai Solomo. Ngay từ khi bộ phim ra mắt công chúng, 12 Years A Slave đã nhận được những lời khen ngợi từ công chúng và các nhà phê bình điện ảnh.
Trước thềm Oscar, tới nay bộ phim đã nhận được 9 đề cử cho các hạng mục từ Phim, Đạo diễn, Nam diễn viên chính, Nam diễn viên phụ và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Bộ phim được coi là một trong những tác phẩm điện ảnh hay nhất trong năm qua của Hollywood. Tuy nhiên, 12 Years A Slave lại đang vấp phải luồng chỉ trích từ một bộ phận các nhà lý luận phê bình. Bởi những gì được phản ánh trong bộ phim hoàn toàn bóp méo sự thật về con người, đặc biệt là hình ảnh của ông chủ đồn điền William Prince Ford. Thay vì thực tế Ford là một người được xã hội thời đó rất mực kính trọng, thì trong bộ phim Ford được thể hiện là con người độc ác, xảo quyệt, tàn bạo và khát máu. Điều này trái với thực tế.
Bên cạnh đó, nhân vật Solomon Northup do Chiwetel Ejifor thể hiện thay vì biết ơn người đã cứu mình khỏi phiên chợ nô lệ. Anh lại bị biến thành một nô lệ khốn khổ, kinh hoàng trong đồn điền của Ford. Nhưng trên thực tế, trong cuốn hồi ký 1853, Solomon Northup từng nói rằng anh từng là một nông dân có đời sống gia đình ổn định, là một người chơi vỹ cầm tài năng, sinh sống ở thành phố New York trước khi bị bắt cóc làm nô lệ. May mắn anh gặp được William Prince Ford, "Có lẽ chưa từng có một ông chủ đồn điền nào tử tế, cao thượng và ngay thẳng hơn ông, William Ford” - Solomo viết trong hồi ký. Các thành viên trong dòng họ Ford luôn kính trọng ông bởi sự hào phóng, lối sống đạo đức giữa bối cảnh chế độ nô lệ bị đàn áp và giết chóc tàn nhẫn. Trong thời kỳ này, nhiều đạo luật được thông qua nhằm hạn chế mọi quyền của người da màu trong xã hội nô lệ. Họ gần như không có bất cứ một điều kiện sinh hoạt bình thường nào của con người. Trong phim, bối cảnh xã hội được đơn giản hóa, dễ dãi hơn.
Khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ tại Mỹ, cuộc sống sau này của ông chủ đồn điền William Prince Ford rất khốn khó. Gia đình ông lâm vào cảnh nghèo túng, Ford qua đời ở tuổi 43 và người con trai của ông phải bỏ học khi mới 13 tuổi để đi làm kiếm tiền nuôi gia đình cùng mẹ. Chắt gái của ông Ford, Anne Marue Ford Barriois cho biết: "Gia đình luôn tự hào về cụ cố Ford với niềm tin rằng ông là một ông chủ đồn điền sống tốt với tất cả nô lệ... Lúc bé khi chị em tôi không ngoan, cha luôn trích dẫn từ cuốn sách của Solomo nói về cụ mình như là một người cao quý, thẳng thắn và cho chúng tôi biết chúng tôi phải sống và tự hào vì những điều đó. Thật đau buồn khi hình ảnh đó bị bóp méo trong bộ phim 12 year a slave". Bà Barrios nói thêm: "Tôi vẫn thực sự tự hào khi biết rằng hẳn ông cố tôi không sợ trước những quan niệm sai lầm về chế độ nô lệ lúc bấy giờ và ông luôn là người tử tế với Solomo. Với tôi chế độ nô lệ là một sự xấu hổ lớn nhất đối với nước Mỹ." Diệu Linh - (Theo MailOnline) |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét